Polyp dạ dày là gì
Polyp dạ dày hay còn gọi là u lành dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp
lót bên trong dạ dày. Theo thời gian, khối u lành này có thể chuyển sang ác
tính vì vậy khi phát hiện bệnh, cần phải nhanh chóng loại bỏ khối u này ngay.
Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Các khối
u thường được phát hiện tình cờ khi bác sĩ đang kiểm tra vì những nguyên nhân
khác, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, thuộc mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân polyp dạ dày
Polyp dạ dày hình thành do phản ứng viêm nhiễm hoặc do một số tổn hại
khác ở lớp niêm mạc của dạ dày:
Do dạ dày bị nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên
nhân phổ biến của viêm dạ dày, góp phần tăng sản và polyp y tuyến. Các chuyên
gia không chắc chắn làm thế nào người dân bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng H.
pylori có thể trong thực phẩm và nước.
Do di truyền ung thư ruột: Polyp tuyến mang tính gia đình là một hội chứng di
truyền làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và các bệnh khác, chẳng hạn như khối u
dạ dày.
Do tuổi cao: Nguy cơ khối u dạ dày tăng lên theo tuổi. Polyp dạ dày thường gặp
hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên.
Do sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh như trào ngược thực
quản trong thời gian dài.
Triệu chứng polyp dạ dày
Người bị Polyp dạ dày thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng ở
giai đoạn đầu. Nhưng khi các u này phát triển to ra polyp dạ dày có thể bị loét trên
bề mặt của nó gây xuất huyết, viêm nhiễm, đau tức...Gây đau bụng hoặc đau khi
nhấn vùng bụng, chảy máu, thiếu máu,trong một số trường hợp hiếm hoi, polyp
làm bít tắc đường giữa dạ dày xuống ruột non.
Vì bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên khi bạn có bất kỳ dấu hiệu,
triệu chứng bất thường nào ở vùng thượng vị, hãy tới ngay cơ sở ý khoa uy tín để
được tư vấn, thăm khám, xác định tình trạng cụ thể và có phương pháp điều trị kịp
thời.
Cách chữa trị polyp dạ dày
Khi phát hiện ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng biểu hiện của bệnh, người
bệnh cần phải đi khám và điều trị ngay. Đối với mỗi loại polyp các bác sỹ sẽ có
những phương pháp điều trị khác nhau, có loại không cần điều trị nhưng có
loại nhất thiết phải điều trị để phòng tránh nguy cơ những khối u chuyển
thành u ác tính.
Đối với các khối u nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các
khối u thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng và chỉ số ít khi trở thành ung
thư. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi định kỳ khối u dạ dày.
Nếu bị viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc
Đông y. Điều trị diệt vi khuẩn H. pylori có thể làm cho khối u tăng sản biến mất.
Cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát.
Có thể siêu âm 3D để xem liệu khối u dạ dày có phát triển không. Khối u mọc hoặc
có dấu hiệu và triệu chứng có thể được điều trị.
Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định xem có vi khuẩn H. pylori không. Sau
đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp để diệt vi khuẩn H. pylori.