Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Theo thống kê của bộ y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm
ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang
ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa khi thường gặp ở lứa tuổi từ 20-55 tuổi.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm
là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong
vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng
sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm thường tập
trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt
sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm
có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh nhân có thể
bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.
Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng
đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân bị teo
cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất
khả năng lao động.
Ngoài ra thoát vị
đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như: đau rễ thần kinh, rối loạn vận
động, rối loạn cảm giác, hội chứng đuôi ngựa.
Từ những biến chứng
nguy hiểm như đã nêu ở trên thì một câu hỏi được đặt ra là liệu bệnh thoát vị
đĩa đệm có chữa trị được không?
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm
có thể chữa khỏi được nếu bạn áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp và biết
cách thay đổi lối sống, sinh hoạt làm việc để tránh tái phát và giúp bệnh không
nặng thêm. Sau đây là một số cách trị thoát vị đĩa đệm bạn nên tìm hiểu.
Điều trị thoát vị
đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh
hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Điều trị nội
khoa bằng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm
không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal).
Ở cơ sở chuyên
khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng
hydrocortison. Hay dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống,
kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau
Phẫu thuật là giải
pháp cuối cùng khi có chỉ định của bác sĩ trong một số rất ít các trường hợp.
Về điều trị bằng Đông y, người ta thường sử dụng một số bài thuốc có nguồn gốc từ thiên
nhiên, lành tính, không gây tác dụng phụ , kết hợp với các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy
châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ
cạnh cột sống.
Ngoài ra có thể dùng là liệu pháp nhiệt như chườm túi lạnh,
tắm nước nóng, dùng đệm sưởi nóng,
chiếu tia hồng ngoại, laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc…
Phương pháp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc điều
trị thì cần phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy
trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể
dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế
cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật
nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia
giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…